Những điểm mới quan trọng của Nghị định 125/2020/NĐ-CP trong xử phạt vi phạm hành chính thuế, hóa đơn
1. Tăng mức phạt đối với hành vi thông đồng, bao che người nộp thuế trốn thuế
- Nghị định 125/2020/NĐ-CP Điều 19 quy định:
- Phạt tiền từ 6.000.000 - 16.000.000 đồng đối với hành vi thông đồng, bao che người nộp thuế trốn thuế, không thực hiện quyết định cưỡng chế hành chính thuế, trừ hành vi không trích chuyển tiền từ tài khoản của người nộp thuế quy định tại Điều 18 Nghị định này.
- Mức phạt này là mức phạt tiền áp dụng đối với tổ chức. Mức phạt đối với cá nhân sẽ bằng ½ mức phạt đối với tổ chức.
=> Mức phạt tối đa đối với cá nhân là 8.000.000 đồng, mức phạt tối đa đối với tổ chức là 16.000.000 đồng.
- Nghị định 129/2013/NĐ-CP Khoản 1 Điều 13 quy...
1. Tăng mức phạt đối với hành vi thông đồng, bao che người nộp thuế trốn thuế
- Nghị định 125/2020/NĐ-CP Điều 19 quy định:
- Phạt tiền từ 6.000.000 - 16.000.000 đồng đối với hành vi thông đồng, bao che người nộp thuế trốn thuế, không thực hiện quyết định cưỡng chế hành chính thuế, trừ hành vi không trích chuyển tiền từ tài khoản của người nộp thuế quy định tại Điều 18 Nghị định này.
- Mức phạt này là mức phạt tiền áp dụng đối với tổ chức. Mức phạt đối với cá nhân sẽ bằng ½ mức phạt đối với tổ chức.
=> Mức phạt tối đa đối với cá nhân là 8.000.000 đồng, mức phạt tối đa đối với tổ chức là 16.000.000 đồng.
- Nghị định 129/2013/NĐ-CP Khoản 1 Điều 13 quy định:
- Tổ chức, cá nhân liên quan có hành vi thông đồng, bao che người nộp thuế trốn thuế, gian lận thuế, không thực hiện quyết định cưỡng chế hành chính thuế (trừ hành vi không trích chuyển tiền từ tài khoản của người nộp thuế quy định tại Điều 12 Nghị định này) thì tùy theo tính chất, mức độ vi phạm mà bị phạt tiền từ 2.500.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với cá nhân; phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với tổ chức. Trường hợp vi phạm có dấu hiệu tội phạm thì bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định của pháp luật.
=> Mức phạt tối đa đối với cá nhân là 5.000.000 đồng, mức phạt tối đa đối với tổ chức là 10.000.000 đồng
2. Có thể bị phạt tiền 3 lần số tiền thuế trốn ngay từ lần đầu trốn thuế
- Nghị định 125/2020/NĐ-CP Khoản 5 Điều 17 quy định:
Phạt tiền 3 lần số tiền thuế đối với người nộp thuế thực hiện một trong các hành vi quy định tại khoản 1 Điều này có từ ba tình tiết tăng nặng trở lên.
- Nghị định 129/2013/NĐ-CP Khoản 5 Điều 11 quy định:
Phạt tiền 3 lần tính trên số tiền thuế trốn đối với người nộp thuế khi có một trong các hành vi quy định tại Khoản 1 Điều này trong trường hợp vi phạm từ lần thứ hai mà có 2 tình tiết tăng nặng trở lên hoặc vi phạm lần thứ 3 có tình tiết tăng nặng hoặc vi phạm lần thứ tư trở đi.
=> Nghị định 125/2020/NĐ-CP không quy định là vi phạm lần thứ bao nhiêu, vậy có thể hiểu là có thể bị phạt 3 lần số tiền thuế trốn ngay từ lần đầu tiên trốn thuế nếu có từ ba tình tiết tăng nặng trở lên.
3. Đã có hình thức xử phạt khi hủy, tiêu hủy hóa đơn quá thời hạn
- Điều 27 Nghị định 125/2020/NĐ-CP lần đầu tiên đã có chế tài xử phạt khi hủy, tiêu hủy hóa đơn quá thời hạn. Theo đó:
- Phạt cảnh cáo đối với hành vi hủy, tiêu hủy hóa đơn quá thời hạn từ 01 đến 05 ngàylàm việc, kể từ ngày hết thời hạn phải hủy, tiêu hủy hóa đơn theo quy định mà có tình tiết giảm nhẹ.
- Phạt tiền từ 2.000.000 – 4.000.000 đồng đối với hành vi hủy, tiêu hủy hóa đơn quá thời hạn từ 01 ngày đến 10 ngày làm việc, kể từ ngày hết thời hạn phải hủy, tiêu hủy hóa đơn theo quy định, trừ trường hợp quy định tại khoản 1 Điều này.
- Phạt tiền từ 4.000.000 – 8.000.000 đồng đói với hành vi hủy, tiêu hủy hóa đơn quá thời hạn từ 11 ngày làm việc trở lên, kể từ ngày hết thời hạn phải hủy, tiêu hủy hóa đơn theo quy định.
Mà thời hạn hủy hóa đơn được ghi nhận ở điểm b khoản 2 Điều 29 Thông tư 39/2014/TT-BTC:
“Tổ chức, hộ, cá nhân có hóa đơn không tiếp tục sử dụng phải thực hiện hủy hóa đơn. Thời hạn hủy hóa đơn chậm nhất là ba mươi (30) ngày, kể từ ngày thông báo với cơ quan thuế. Trường hợp cơ quan thuế đã thông báo hóa đơn hết giá trị sử dụng (trừ trường hợp thông báo do thực hiện biện pháp cưỡng chế nợ thuế), tổ chức, hộ, cá nhân phải hủy hóa đơn, thời hạn hủy hóa đơn chậm nhất là mười (10) ngày kể từ ngày cơ quan thuế thông báo hết giá trị sử dụng hoặc từ ngày tìm lại được hóa đơn đã mất”.
- Nghị định 129/2013/NĐ-CP: Không quy định
Như vậy, Điều 27 Nghị định 125/2020/NĐ-CP sẽ giúp hạn chế những hành vi hủy , tiêu hủy hóa đơn quá thời hạn. Nếu vi phạm thời hạn hủy, tiêu hủy hóa đơn có thể sẽ bị phạt đến 8.000.000 đồng.
Văn bản đính kèm Nghị định 125/2020/NĐ-CP: https://file.hstatic.net/1000281508/file/nghi-dinh-125-2020-xu-phat-vi-pham-hanh-chinh-ve-thue-hoa-don_6ef9f9b4001a46d0868b51268900d6ef.pdf